Trong bài viết đến từ Luxrealty sẽ gợi ý các cách thi công chống thấm tường nhà hiệu quả, đỡ tốn kém chi phí sửa chữa nhất cho không gian sống của quý khách. Mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn các biện pháp thi công trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Tại sao phải thi công chống thấm tường nhà?
Thi công chống thấm tường nhà là công đoạn vô cùng cần thiết để khắc phục các hiện tượng chống thấm dột bao gồm:
- Công trình bị xuống cấp: Xử lý các vết bong tróc, nứt nẻ khiến nhà bạn xuống cấp và ẩn chứa các nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm cho cuộc sống của gia đình bạn.
- Làm mất tính thẩm mỹ: Vết rạn nứt , vết ố vàng, rêu mốc sẽ khiến công trình mất đi tính thẩm mỹ.
- Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ: Thiết bị điện âm tường bị ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Môi trường ẩm ướt khiến nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi và sẽ dẫn đến các bệnh về hô hấp.
Thi công chống thấm tường mới xây ngoài trời
Thi công chống thấm tường nhà ngoài trời cần chuẩn bị kĩ càng nhiều công đoạn bởi nó nguy hiểm hơn. Nhưng bù lại sẽ giúp tường nhà phẳng sạch, các cửa sổ thông thoáng hơn.
Quy trình thi công chống thấm tường mới bao gồm các bước:
B1: Dùng dao làm sạch bề mặt
- Để loại bỏ cát mịn trên tường thì tường phải đảm bảo khô để các vật liệu chống thấm tốt.
B2: Phun lớp lót chống thấm
- Trước khi chống thấm tường nhà ngoài trời thì bạn nên phủ một lớp lót để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường và vật liệu chống thấm.
B3: Thi công chống thấm tường nhà
Trước khi thi công chống thấm bạn cần cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác. Vì thế cần sử dụng dây an toàn để tránh rơi đồ đạc.
Có rất nhiều phương pháp thi công chống thấm tường nhà ngoài trời mới xây bao gồm:
- Chống thấm tường bằng silicat và bitum…
- Trát lại bề mặt bằng vữa chống thấm chuyên dụng
- Sử dụng sơn chống thấm để tạo lớp ngăn nước
Thi công chống thấm tường ngoài trời cho nhà cũ
Đối với tường nhà cũ thì xử lý nấm mốc và trát lại tường. Sau đó là tái tạo lại lớp bề mặt sạch sẽ rồi mới tạo lớp chống thấm cho tường.
B1: Vệ sinh – Tái tạo lại lớp bề mặt tường
Để chống thấm tường nhà ngoài trời thì phải tái tạo lại bề mặt bằng cách:
- Loại bỏ hoàn toàn những lớp sơn – ve cũ bị bong.
- Trám vá lại các điểm tường bị nứt rãnh
- Trát lại những điểm tường bung nở nhiều và tái tạo lại mặt thẩm mỹ cho tường nhà
B2: Phun lớp lót chống thấm
Phủ một lớp lót để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường cũ và vật liệu chống thấm.
B3: Thi công lớp chống thấm tường
Phương pháp để thi công chống thấm tường ngoài trời cho nhà cũ bằng các cách:
- Chống thấm bằng dung dịch phun gốc silicat, gốc bitum…
- Trát lại bề mặt bằng vữa chống thấm chuyên dụng
- Sử dụng sơn chuyên dụng tạo lớp ngăn hữu hiệu
Thi công chống thấm tường bên trong nhà mới hiệu quả
Thi công chống thấm tường trong nhà mới rất đơn giản. Việc đầu tiên là bạn chỉ cần chuẩn bị các vật dụng chuyên dụng, sơn lót để tiến hành chống thấm.
Bước 1: Dùng bột trét tường phủ kín bề mặt
Bước 2: Làm phẳng bề mặt tường và dùng dụng cụ chuyên dùng phủ lớp sơn lót, tiến hành lớp sơn chống thấm tường và đợi sơn khô lại.
Cách chống thấm tường bên trong nhà cũ triệt để nhất
Thi công chống thấm tường nhà cũ cần thực hiện cẩn thận bằng cách đục lớp vỏ bên ngoài trước, vệ sinh vết nứt sạch sẽ và sử dụng chất chống thấm tường nhà.
Để chống thấm tường nhà cũ thì bạn cần thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc, vệ sinh sạch chỗ bị thấm.
- Bước 2: Tìm kẽ hở, vết nứt lớn do vật liệu bị co giãn.
- Bước 3: Dùng hồ vữa trám vết hở này lại và dùng bột chuyên dụng
- Bước 4: Xử lý bằng sơn thi công chống thấm. Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm.
Trước khi xử lý bề mặt bằng sơn chống thấm thì phải làm sạch bề mặt tường cũ để lớp sơn đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Gợi ý cách chống thấm chân tường nhà và nhà vệ sinh
Hiện tượng chân tường bị thấm, mốc, rêu, bong tróc tạo ra nguy cơ nhà bị sập. Vì vậy cần phải chống thấm tường nhà vệ sinh cẩn thận. Dưới đây là các cách chống thấm chân tường nhà và nhà vệ sinh bao gồm:
- Chống thấm tường bằng cách lát gạch ở chân tường
- Sử dụng giấy dán tường để chống thấm chân tường. Đây là biện pháp tạm thời để che đậy vết bong sơn, nấm mốc.
- Sử dụng vữa rót chảy: Thợ sẽ đục một khe rãnh dài theo chiều dài bức tường, cách bức tường từ 1-2cm và sâu tối đa 30cm. Sau đó cho bê tông vữa tự chảy vào rãnh trên. Xi măng sẽ hút nước và se khít các vết nứt.
- Sử dụng hóa chất : Cách làm này cần đến những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Để sử dụng phương pháp này cần tính toán mạch vữa, khoảng cách giữa các mạch, lượng hóa chất pha chế, lượng hóa chất đổ vào các mạch,…
>> Xem thêm Báo giá thi công chống thấm mới nhất 2022
Trên đây là các cách thi công chống thấm tường nhà cho căn nhà của bạn thêm hoàn mỹ nhằm ngăn chặn các tác động không tốt từ môi trường bên ngoài. Với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chống thấm hiệu quả cho căn nhà của bạn.